Tiêm môi kiêng gì? Giúp môi mau lành đẹp không bị sưng phù?

bởi Lan Phương
tham vấn y khoa

Tiêm môi kiêng gì? Giúp môi mau lành đẹp không bị sưng phù?

Nếu bạn tiêm filler để có đôi môi đầy đặn và quyến rũ thì chế độ chăm sóc và kiêng cữ sau khi tiêm là rất quan trọng, không chỉ mang lại kết quả thẩm mỹ tốt nhất mà còn giúp môi nhanh lành, tránh bị rủi ro không mong muốn.

Tuy nhiên, có nhiều khách hàng vẫn chủ quan trong việc này. Vậy tiêm filler môi kiêng gì? Chăm sóc thế nào sau khi tiêm môi? 

Tìm hiểu về phương pháp tiêm filler môi

Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp không còn xa lạ gì với các tín đồ làm đẹp, công nghệ thẩm mỹ này ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và đúng về kỹ thuật làm đẹp này.

Filler là chất làm đầy có nguồn gốc từ hợp chất Axit Hyaluronic – thành phần tương tự như một chất tồn tại trong cơ thể con người. Do đó khi được đưa vào cơ thể thì nó thích ứng tốt, không bị đào thải nên đảm bảo an toàn với sức khỏe.

Bác sĩ sử dụng filler để tạo hình cho đôi môi theo nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng bằng cách phân tích tạo hình, kích thước. Từ đó, xác định vị trí và liều lượng filler cần sử dụng. Sau khi tiêm filler vào môi, bác sĩ nắn chỉnh và tạo dáng môi như ý.

iêm filler môi là phương pháp làm đẹp hiệu quả và an toàn

Toàn bộ quá trình thao tác tiêm filler chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 30 phút (tuỳ thuộc vào dáng môi, kích thước môi…). Ngay sau khi kết thúc việc tiêm filler, bạn đã sở hữu ngay đôi mới với hình dáng mới.

Để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cũng như yếu tố an toàn thì bạn nên chọn loại filler đảm bảo chất lượng chính hãng. Đặc biệt, chỉ thực hiện quy trình tiêm filler môi tại những trung tâm thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề.

Đọc thêm:  Biến chứng tiêm botox là gì? Có biến chứng không nặng nguy hiểm không? Cách để tránh

Một số đối tượng không thích hợp sử dụng dịch vụ tiêm filler như: bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ đang mang thai…

Để mau hồi phục sau tiêm filler thì nên kiêng gì?

Được xếp vào nhóm tiểu phẫu, gần như không xâm lấn, không gây tổn thương nên tiêm filler  là phương pháp tạo hình thẩm mỹ an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo có được kết quả thẩm mỹ tốt nhất đồng thời môi nhanh lành thì sau tiêm filler bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

Sau khi tiêm filler môi cần kiêng ăn gì?

Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng và kích ứng chính là cái tên mà khách hàng nên tránh sử dụng khi thực hiện các phương pháp tạo hình thẩm mỹ, trong đó có kỹ thuật tiêm filler môi.

Được đánh giá là hợp chất lành tính nên khi filler được đưa vào cơ thể thì bạn cũng không cần quá khắt khe với nhóm thực phẩm như: thịt bò, thịt gà hay hải sản như các phương pháp thẩm mỹ khác. Thế nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể chủ quan và ăn uống thả ga.

Và đây là những lưu ý mà bạn nên tham khảo để áp dụng cho việc kiêng cữ sau khi tiêm filler môi:

  • Filler rất kỵ nóng nên trong khoảng 3 ngày đầu sau khi vừa tiêm filler bạn chỉ nên dùng các món ăn tươi mát, tránh các món ăn nóng. Nếu có thể, hãy hạn chế tối đa nhóm thực phẩm và gia vị gây nóng như: ớt, tiêu, gừng…
  • Tạm thời ngưng sử dụng món ăn thuộc nhóm đồ chiên, nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn quá mặn gây nên hiện tượng mất nước và ảnh hưởng tới khả năng định hình của filler. Do đó, bạn nên hạn chế những món ăn có quá nhiều muối nhé!
  • Rượu bia, thuốc lá hay những chất kích thích ảnh hưởng tới thời gian filler tồn tại trong cơ thể. Do đó, bạn nên tránh việc sử dụng những chất kích thích kể trên.
Chế độ ăn uống sau khi tiêm filler cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định

Đâu là những việc nên tránh sau khi tiêm filler môi?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng với những nhóm thực phẩm cần tránh thì bạn cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc da và sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm filler môi.

  • Tuyệt đối không chạm tay vào vùng môi, massage hay sờ nắn sau khi tiêm filler môi để tránh làm filler tràn ra vùng da xung quanh.
  • Trong khoảng 1 tuần đầu sau khi tiêm filler môi, không đi xông hơi, nấu ăn, tắm nước quá nóng… để tránh làm chảy filler.
  • Nếu cần đi ra ngoài thì hãy chú ý che chắn và bảo vệ đặc biệt cho vùng da tiêm filler.
  • Trong khoảng 1 tuần sau khi tiêm filler vùng môi, hạn chế sử dụng mỹ phẩm.
  • Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi vừa tiêm filler môi, tuyệt đối không vận động mạnh, không tập thể dục thể thao.
  • Chỉ nằm thẳng chứ không nằm úp hay nằm nghiêng để hạn chế tác động mạnh đến vùng môi sau tiêm filler.
  • Ngoài việc tránh hơi nóng thì bạn cũng cần tránh cả nhiệt độ quá thấp, đặc biệt là khi tiếp xúc với tủ lạnh có nhiệt độ dưới 0 độ C.
  • Không đeo khẩu trang hay kính quá chật để tránh làm xê dịch filler.
Đọc thêm:  Tiêm hạ gò má là gì? Quy trình thế nào và có ảnh hưởng gì không?

Nên kiêng cữ sau khi tiêm filler môi trong bao lâu?

Đây là vấn đề được hầu hết khách hàng quan tâm, nên kiêng cữ sau khi tiêm filler bao lâu là hiệu quả nhất và có thể trở lại chế độ sinh hoạt, ăn uống bình thường?

Thời gian kiêng cữ dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa khách hàng, chất lượng filler, chế độ chăm sóc… Nếu kiêng cữ quá ít, filler chưa kịp thích ứng với cơ thể khiến kết quả thẩm mỹ không cao.

Thường thì bạn cần hết sức nghiêm túc và cẩn thận trong khoảng 7 ngày đầu sau khi tiêm filler, đây là giai đoạn nhạy cảm. Lúc này, filler mới đi vào cơ thể nên sẽ gây ra một số phản ứng nhất định như: bầm tím, sưng nhẹ, hơi đau… Nếu chăm sóc và kiêng cữ không đúng cách có thể gây ảnh hưởng lớn tới kết quả thẩm mỹ của môi.

Qua mốc thời gian 7 ngày, bạn có thể thoải mái hơn trong việc sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống. Tuy nhiên để đảm bảo môi hồi phục hoàn toàn sau tiêm filler thì bạn nên duy trì chế độ kiêng cữ từ 2 – 4 tuần. Sau đó, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết được thời gian chính xác có thể ngừng kiêng cữ.

Nên kiêng cữ sau khi tiêm filler môi trong bao lâu tuỳ thuộc vào yếu tố cơ địa của bạn

Tham khảo ngay cách chăm sóc môi sau khi tiêm filler

Để tạo điều kiện tối đa cho chất filler nhanh phát huy tác dụng cũng như định hình dáng môi chuẩn như ý muốn thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây khi chăm sóc môi:

  • Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi tiêm filler, lúc này môi còn sưng nên hãy vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý để vệ sinh. Tuyệt đối không dùng tay chạm lên môi mà hãy sử dụng tăm bông, thao tác nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết trên môi.
  • Nếu môi sưng nề và khiến bạn khó chịu thì hãy dùng đá chườm lên vùng da quanh môi, tránh chườm trực tiếp lên vùng môi tiêm filler. Để đảm bảo an toàn thì nên bọc đá trong khăn mềm rồi chườm.
  • Để hạn chế sự vận động cơ môi, nên ưu tiên dùng đồ ăn mềm hoặc xay nhuyễn như: cháo, súp, các món hầm… để giúp môi nhanh hồi phục hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng để giúp chống lại các tình trạng viêm nhiễm bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi có hàm lượng  vitamin A, C dồi dào như: nho, cam, dứa, táo, cần tây, súp lơ, bưởi, dưa hấu…
  • Nên hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc phải đi ra đường thì bạn cần lưu ý che chắn và bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời cũng như bụi bẩn và không khí ô nhiễm.
  • Chỉ sử dụng thuốc bôi được bác sĩ kê đơn, không tự ý mua và dùng thuốc khác. Bạn có thể dùng vaseline cho môi mềm hơn khi tiêm filler được khoảng 1 tháng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy môi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: vón cục, bầm tím, nổi mụn nước, đau âm ỉ, chảy dịch, sưng đau kéo dài…
Đọc thêm:  Tiêm filler làm đầy bọng mắt dưới có tốt không? Hiệu quả ra sao?

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích về thẩm mỹ mà bạn có thể lựa chọn các dáng môi khác nhau bằng phương pháp tiêm filler môi.

Để giúp môi sau tiêm filler nhanh lành thì những thông tin kể trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho việc chăm sóc môi. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về công nghệ thẩm mỹ này thì hãy liên hệ ngay với Nâng Cơ Xoá Nhăn để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất nhé!

Chia sẻ:
zalo
Tư Vấn Ngay
098.11.92.888